Tăng cường kiểm soát tình trạng "nhà hai giá"

"Nhà hai giá" là chiêu thức mà các giao dịch bất động sản hiện nay thường áp dụng để "lách" một vài nghĩa vụ tài chính theo quy định. Tuy nhiên, đây là hình thức tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, do đó, Nhà nước đang tăng cường để kiểm soát tình trạng này.

Xuất phát từ cơ chế kiểm tra, giám sát thiếu chặt chẽ, tình trạng hai giá vẫn diễn ra khá phổ biến trên thị trường trong suốt thời gian dài. Hai giá ở đây là việc kê khai giá mua bán nhà đất thấp hơn giá trị trên giao dịch thực tế.
Với hình thức này, khi các bên tiến hành giao dịch, bên mua và bên bán sẽ thỏa thuận mức giá trên hoặc bằng mức Nhà nước quy định để không thuộc vào trường hợp vi phạm. Thỏa thuận này rất "khéo léo", áp dụng ở mức phù hợp, đủ cho cơ quan chức năng khó có thể phát hiện được.
Đây chính là lỗ hổng của luật pháp từ việc quy định mức giá phi thực tế, tạo cơ sở cho người dân trốn thuế. Tuy nhiên, bất kỳ hành vi nào nhằm trốn tránh các nghĩa vụ do Nhà nước quy định đều không có kết quả tốt về lâu dài, bởi một khi đã "lách", nếu bị phát hiện hoặc phát sinh tranh chấp liên quan đều gặp tổn thất không hề nhỏ, có thể bị phạt hành chính, hình sự, thậm chí là tác dụng ngược từ chính bán hợp đồng của người trong cuộc.
Trước tình trạng này, ý thức của người tham gia giao dịch là tiên quyết. Bởi họ là người có đủ điều kiện để "né" và cũng có quyền để quyết định có "né" hay không. Nếu bản thân không nhận thức được những rủi ro tiềm ẩn thì hiển nhiên họ sẽ chọn cách hai giá để tiết kiệm tài chính cho bản thân.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, để hành lang pháp lý vững chắc, có giá trị cao trong việc điều chỉnh hành vi thì sự cải thiện các quy định pháp luật là điều vô cùng cần thiết. Sự lỏng lẻo trong giám sát, chồng chéo trong quy định, lúng túng trong hướng dẫn sẽ là những lỗ hổng lớn cho các hành vi trái luật diễn ra.
Cần điều chỉnh giá trên văn bản với giá trên thực tế sao cho có sự tương thích, không chênh lệch lớn như hiện nay. Mức giá đó phải được người dân – người chủ sở hữu nhà hoặc có quyền quyết định trên đất, tài sản đó được chấp nhận và chịu nghĩa vụ. Khi họ đã chấp nhận và có nghĩa vụ đóng thuế, nếu có giao dịch mua bán, đương nhiên họ sẽ chấp nhận mức giá đó.
Mặt khác, cũng cần có chế tài xử lý nghiêm với các sai phạm, ở đây không chỉ xử lý người trốn thuế mà cần có biện pháp mạnh tay hơn. Ví dụ, tại một số nước, họ có quy định quyền ưu tiên mua cho cơ quan Nhà nước. Trong trường hợp phát hiện có hành vi giao dịch phi thực tế, Nhà nước có quyền đứng ra mua của người vi phạm với mức giá thấp như đang giao dịch.



Xem thêm:
Xẻ đất công phân lô bán nền
Diễn biến thị trường nhà thấp tầng tại Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên gia nói gì về tương lai Bất động sản Long An